• ANT Consulting

    Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

    Đất Do Ông Bà Để Lại Nhưng Chưa Được Cấp Sổ Đỏ Thì Bây Giờ Ai Có Quyền Đứng Tên

    Di sản do ông bà chết để lại di sản được chia thế nào? Ai sẽ đứng tên trên sổ đỏ? Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế hay không?

    Di sản thừa kế là tài sản thuộc ở hữu của người chết để lại. Thời điểm người để lại tài sản chết cũng là thời điểm để mở thừa kế. Khi ông bà chết để lại mảnh đất thì mảnh đất đó được coi là di sản thừa kế. Để xác định được người đứng tên trển sổ đỏ thì trước hết phải giải quyết việc chia thừa kế đối với mảnh đất  đó.
    Trường hợp 1: Ông bà chết để lại di chúc hợp pháp
    Trong trường hợp này, khi ông bà để lại di chúc hợp pháp thì việc chia mảnh đất đó sẽ được tuân theo nội dung di chúc. Sau khi chia thừa kế, người thừa kế sẽ được đứng tên trên phần diện tích mà ông bà để lại cho. Tuy nhiên, đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động nếu không được ông bà định đoạt trong di chúc hoặc để lại ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật thì vẫn sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật và được đứng tến trên diện tích đất mà mình được hưởng.
    Trường hợp 2: Ông bà chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
    Việc chia thừa kế sẽ được tuân theo quy định của pháp luật, những người thừa kế ở cùng một hàng sẽ được hưởng những suất thừa kế bằng nhau. Như vậy, sau khi chia thừa kế, những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con cái sẽ được hưởng những phần diện tích đất bằng nhau và cũng có quyền đề nghị cấp sổ đỏ đứng tên của mình cho phần diện tích đó.
    2. Thủ tục cấp sổ đỏ
    Sau khi chia di sản thừa kế, người được chia di sản làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
    Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; giấy tờ hợp pháp về việc chia thừa kế như bản án của Tòa án về việc chia thừa kế hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc chia di sản thừa kế có hiệu lực pháp luật.
    Bước 2: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tư pháp.
    Bước 3: Sau khi nhận đầy đủ các giấy tờ trên, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký. Trường hợp đủ điều kiện sẽ chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định và chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
    Bước 4: Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì người sử dụng đất đến lấy kết quả tại Văn phòng đăng ký đất đai.
    Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc đứng tên sổ đỏ trên mảnh đất mà ông bà để lại. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ soạn di chúc, phân chia di sản thừa kế.



    Nguồn : Luatsu1900

    Facebook

    Youtube