• ANT Consulting

    Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

    Thừa kế có yếu tố nước ngoài

    Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài như thế nào?

    Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
    Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định dể điều chỉnh vấn đề thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài:
    • Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
    • Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sảnđó.
    Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài pháp luật Việt Nam đã phân chia di sản thừa kế thành động sản và bất động sản (theo quy định tại điều 174 BLDS 2005). Và theo đó, đối với di sản là bất động sản thì quyền thừa kế đối với động sản sẽ phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Còn đối với di sản thừa kế là động sản thì pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch sẽ điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản.
    Theo hướng giải quyết này phải phân biệt di sản là động sản và bất động sản trong khi đó “các phạm trù động sản và bất động sản không phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới”. Tuy nhiên nhược điểm này đã được khắc phục tại khoản 3 điều 766 BLDS về quyền so hữu tài sản và khoản 2 Điều 2, Nghị định 138: “việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”
    Một khó khăn nữa, là khi dùng tiêu chí dẫn chiếu quốc tịch một cá nhân đôi khi chúng ta không xác định được quốc tịch của cá nhân này (không quốc tịch hoặc có nhiều quốc tịch). Để giải quyết vấn đề này, Điều 2, Nghị định 138/CP ngày 15 tháng 11 năm 2006 thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã quy định:
    1. Việc áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 767 của Bộ luật dân sự
    2. Việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó.
    3. Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định này” (đó là những điều khoản về nghĩa vụ chứng minh của đương sự và điều khoản về căn cứ áp dụng với người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch). Dựa vào các quy định mà khoản 3 nghị định 138/2006/NĐ – Cp dẫn chiếu đến. Giải quyết vấn đề này như sau:
    • Pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    • Pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân (trong trường hợp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

    Facebook

    Youtube